Dược liệu Thanh Bình dẫn đầu tỉnh Quảng Bình về số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao

Ngày 29/3, Dược liệu Thanh Bình – thương hiệu của Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm đã nhận giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sao của tỉnh Quảng Bình.

Theo đó, tại Hội nghị Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Bố Trạch, giai đoạn 2021- 2025, Dược liệu Thanh Bình đã được trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 2 sản phẩm: Trà cà gai leo, Trà ngủ ngon và giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cho sản phẩm: Trà thìa canh

Như vậy, hiện nay Hợp tác xã đã có 4 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 4 sao và 01 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, cũng là đơn vị dẫn đầu tỉnh Quảng Bình về số lượng sản phẩm OCOP 4 sao.

      Dược liệu Thanh Bình cùng các đơn vị nhận giấy chứng nhận sản phẩm đạt OCOOP.

          Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của Dược liệu Thanh Bình:

Cao cà gai leo –  Sản phẩm OCOP 4 sao.

Cao thìa canh – Sản phẩm OCOP 4 sao.

Trà ngủ ngon – Sản phẩm OCOP 4 sao.

Trà Cà gai leo – Sản phẩm OCOP 4 sao.

Trà Thìa canh – Sản phẩm OCOP 3 sao.

Thông tin  thêm về Chương trình OCOP: 

Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

Do vậy, chứng nhận OCOP không chỉ mang ý nghĩa là chứng nhận thương hiệu, mà đó là sự đánh giá và công nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm đó từ các đặc sản, lợi thế ở các vùng nông thôn.

Sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng trên nhiều khía cạnh, bao gồm: chất lượng, giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa, năng lực sản xuất và thương mại của chủ thể. Đồng thời, kết quả phân hạng sản phẩm OCOP xác định các cơ hội phát triển sản phẩm, khả năng tham gia và được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Sản phẩm được phân hạng OCOP phải đạt được các yêu cầu tối thiểu theo từng hạng sao (được quy định tại Quyết định số 781/QĐ-TTg), tập trung vào một số yêu cầu chính: sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; năng lực về sản xuất; chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị.

Phân hạng sản phẩm OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp theo Bộ tiêu chí.

Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm, được phân làm 5 hạng sao, gồm:

Hạng 1 sao: Sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm được đánh giá theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1048/QĐ-TTg) và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Quyết định số 781/QĐ-TTg).

Hạng 2 sao: Sản phẩm đã hình thành ở địa phương nhưng cần tiếp tục hỗ trợ nâng cấp để đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 3 sao. Tổng điểm trung bình đạt từ 30-49 điểm được đánh giá theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg.

Hạng 3 sao: Sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu và có thể nâng cấp lên hạng 4 sao. Tổng điểm trung bình đạt từ 50-69 điểm được đánh giá theo Quyết định số 1048/ QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg.

Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đã có thương hiệu, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 70-89 điểm được đánh giá theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg.

Hạng 5 sao: Sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm được đánh giá theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg.

(Nguồn: Báo Nhân dân điện tử)

Bình luận trên Facebook